Với những gạch đầu dòng dưới đây, bất kỳ ai cũng có thể chung sống hòa bình dưới cùng một mái nhà với những chú thú cưng bé nhỏ.
1. Cho vật nuôi tiêm chủng định kỳ, giữ vệ sinh sạch sẽ
Theo bác sĩ Phạm Thị Khương – Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, để phòng ngừa các bệnh lây truyền hay bệnh dại từ vật nuôi trong nhà, các gia đình cần cho vật nuôi tiêm phòng dại dưới sự quản lý của thú y cũng như uống thuốc diệt sán định kỳ 6 tháng/lần. Với chó, mèo con, các mẹ cũng cần tẩy giun cho chúng ngay từ khi 3 tuần tuổi, và cứ 2 tuần sau đó cần tẩy nhắc lại (lặp lại 3 lần). Nếu thấy trong phân của chó, mèo có giun sán, cần uống thuốc tẩy ngay và phải kiểm tra hàng tuần và uống thuốc hàng tháng cho đến khi phân âm tính với giun, sán.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc xử lý phân chó, mèo. Phân chó, mèo cần phải được xử lý sạch sẽ càng sớm càng tốt, phòng khi trẻ không may tiếp xúc. Cách tốt nhất là nên huấn luyện chó, mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định cũng như hạn chế tối đa việc cho trẻ chơi ở những nơi có thể có phân của chó, mèo. Tương tự, để tránh nhiễm giun, sán, trước khi ăn, trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ và tuyệt đối tránh ăn thịt chó, mèo còn tái…
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc xử lý phân chó, mèo. Phân chó, mèo cần phải được xử lý sạch sẽ càng sớm càng tốt, phòng khi trẻ không may tiếp xúc. Cách tốt nhất là nên huấn luyện chó, mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định cũng như hạn chế tối đa việc cho trẻ chơi ở những nơi có thể có phân của chó, mèo. Tương tự, để tránh nhiễm giun, sán, trước khi ăn, trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ và tuyệt đối tránh ăn thịt chó, mèo còn tái…
Thường xuyên vệ sinh, tắm cho chó để hạn chế vi khuẩn, giun sán |
2. Không để trẻ chơi đùa một mình với thú cưng
Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau. Thực tế, không quan trọng kích cỡ của vật nuôi hoặc đứa trẻ như thế nào, trẻ luôn luôn có nguy cơ bị vật nuôi cắn hoặc tấn công. Trẻ em thường bị chú chó trong gia đình hoặc một chú chó của một ai đó mà trẻ biết cắn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, hãy luôn luôn chủ động giám sát khi trẻ ở gần chó, mèo.
Nếu bạn bận việc, không thể quan sát trẻ và thú nuôi, hãy đảm bảo rằng bạn thú nuôi không ở gần trẻ. Để con đỡ buồn, hãy cho bé một món đồ chơi.
3. Dạy trẻ cách chơi đùa với thú cưng
Nếu bạn bận việc, không thể quan sát trẻ và thú nuôi, hãy đảm bảo rằng bạn thú nuôi không ở gần trẻ. Để con đỡ buồn, hãy cho bé một món đồ chơi.
3. Dạy trẻ cách chơi đùa với thú cưng
Đừng nghĩ rằng những vật nuôi trong nhà bạn hiền lành, vô hại. Chúng cũng là vật sống và có các giác quan như con người. Chúng cũng biết vui, buồn và tức giận. Do đó, người lớn nên dạy cho trẻ biết lúc nào nên chơi đùa với thú cưng, lúc nào nên tránh chơi đùa.
Dạy cho trẻ cách chơi với thú nuôi một cách thân thiện |
Một số trẻ có cách chơi rất thô bạo như cầm gậy hoặc những đồ cứng đánh chó, hoặc lấy tay bịt mồm chó,... điều này là rất nguy hiểm. Bố mẹ hãy dạy con phải phải đối xử nhẹ nhàng với vật nuôi, cho con biết làm đau con vật cũng sẽ khiến con vật bị tổn thương. Nếu trẻ muốn ôm vật nuôi, nhắc con đừng ôm chúng quá chặt. Bố mẹ có thể làm mẫu cho trẻ cách chạm vào con chó và những bộ phận cơ thể nào của nó để vuốt ve là tốt nhất. Sau đó, nắm tay của trẻ và hướng dẫn trẻ làm điều tương tự.
Bất cứ ai cũng sẽ tức giận nếu bị người khác trêu trọc, nghịch phá lúc đang ăn hoặc đang ngủ, vật nuôi cũng có cảm giác như vậy. Do đó, hãy cho con biết không bao giờ được tiếp cận một chú chó lúc nó đang ăn hay đang ngủ nhé.
Một số trẻ khi bị vật nuôi cắn thường không dám nói với người lớn vì sợ bị mắng. Điều này rất không nên bởi nếu vết cắn không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm. Bố mẹ hãy chỉ cho con biết bị chó, mèo cắn nguy hiểm như thế nào và khuyến khích con trong trường hợp bị chó, mèo tấn công thì nói cho bố mẹ biết.
4. Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn
Bất cứ ai cũng sẽ tức giận nếu bị người khác trêu trọc, nghịch phá lúc đang ăn hoặc đang ngủ, vật nuôi cũng có cảm giác như vậy. Do đó, hãy cho con biết không bao giờ được tiếp cận một chú chó lúc nó đang ăn hay đang ngủ nhé.
Một số trẻ khi bị vật nuôi cắn thường không dám nói với người lớn vì sợ bị mắng. Điều này rất không nên bởi nếu vết cắn không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm. Bố mẹ hãy chỉ cho con biết bị chó, mèo cắn nguy hiểm như thế nào và khuyến khích con trong trường hợp bị chó, mèo tấn công thì nói cho bố mẹ biết.
4. Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn
Nếu trẻ bị vật nuôi cắn, đặc biệt là chó, cha mẹ cần bình tĩnh tránh cho bé bị hoảng sợ, lo lắng. Vẫn theo bác sĩ Khương, nếu trẻ bị chó, mèo cào, cắn, cha mẹ phải rửa, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước lọc và lau khô, sát trùng vết thương bằng các thuốc sẵn có như: cồn, cồn iôt, Ete... Với những vết thương ở chân, tay…, tránh khâu vết thương từ sớm. Riêng vết thương ở đầu, mặt cần đưa đến cơ sở y tế ngay vì đây là vùng gần hệ thần kinh trung ương nên dễ xảy ra biến cố.
Ngoài ra, theo bác sĩ Khương, một việc không được quên đó là cần phải theo dõi vật nuôi xem trong vòng 10 ngày chúng có biểu hiện bệnh dại hay không. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại trung bình là từ 20-60 ngày, nhưng cũng có trường hợp lên tới cả năm. Trước khi phát bệnh dại, người bệnh sẽ có biểu hiện: lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn, do đó, cha mẹ cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện của trẻ trong thời gian này.
Về vấn đề có nên tiêm phòng dại cho trẻ ngay sau khi bị cắn hay không, bác sĩ Khương cho rằng: huyết thanh kháng dại chỉ nên dùng trong các trường hợp bị cắn nặng như: vết cắn rộng, sâu, nhiều vết cắn, bị cắn ở đầu, mặt, cổ, tay bởi một con vật có biểu hiện dại. Các trường hợp còn lại, lúc đầu, có thể chỉ cần tiêm phòng uốn ván và uống kháng sinh, sau đó phải theo dõi vật nuôi để quyết định có cần thiết phải dùng vắc-xin kháng dại hay không. Với trường hợp con vật cắn đã bỏ đi, hoặc bị giết chết… thì tốt nhất là cũng nên tiêm phòng dại để đề phòng tai biến.
Ngoài ra, theo bác sĩ Khương, một việc không được quên đó là cần phải theo dõi vật nuôi xem trong vòng 10 ngày chúng có biểu hiện bệnh dại hay không. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại trung bình là từ 20-60 ngày, nhưng cũng có trường hợp lên tới cả năm. Trước khi phát bệnh dại, người bệnh sẽ có biểu hiện: lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn, do đó, cha mẹ cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện của trẻ trong thời gian này.
Về vấn đề có nên tiêm phòng dại cho trẻ ngay sau khi bị cắn hay không, bác sĩ Khương cho rằng: huyết thanh kháng dại chỉ nên dùng trong các trường hợp bị cắn nặng như: vết cắn rộng, sâu, nhiều vết cắn, bị cắn ở đầu, mặt, cổ, tay bởi một con vật có biểu hiện dại. Các trường hợp còn lại, lúc đầu, có thể chỉ cần tiêm phòng uốn ván và uống kháng sinh, sau đó phải theo dõi vật nuôi để quyết định có cần thiết phải dùng vắc-xin kháng dại hay không. Với trường hợp con vật cắn đã bỏ đi, hoặc bị giết chết… thì tốt nhất là cũng nên tiêm phòng dại để đề phòng tai biến.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tiến (Phòng khám thú y Happy Pet): Đối với những gia đình thích nuôi chó, chó mới mua về nên được rèn luyện một cách nghiêm khắc, khi thấy chó có biểu hiện muốn cắn người, không được tiếp tục đùa giỡn, tốt nhất không nên đùa giỡn với chó để tránh những hành động bắt chước. Ngoài ra, gia đình có thể nghiên cứu thêm các cuốn sách dạy nuôi chó, huấn luyện chó để có những biện pháp hợp lý, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ nhỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét