Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Các trại chó, cửa hàng bán chó cảnh ở TPHCM giá rẻ, uy tín

Not Vietnamese? Visit English Version - Susu Pet! 
Để thuận lợi cho những bạn yêu chó ở Sài Gòn có thể tìm được em cún cưng ưng ý nhất cho mình, bài viết này mình sẽ tổng hợp và chia sẻ danh sách các cửa hàng bán chó cảnh ở TPHCM giá rẻ và uy tín nhất hiện nay. Mình là người yêu chó và đã tìm hiểu qua rất nhiều cửa hàng thú cưng ở Sài Gòn, tuy nhiên do mình ở tận Hà Nội nên không có điều kiện đến trực tiếp để quan sát đánh giá. Do vậy nếu có gì sai sót trong bài, rất mong các bạn sẽ góp ý bằng cách comment bên dưới, mình sẽ xem xét và bổ sung vào bài.
các trại chó, cửa hàng bán chó cảnh ở TPHCM - Sài Gon

Các trại chó, cửa hàng bán chó cảnh ở TPHCM

1. ThúKiểng.com

Không chỉ là trang web thú cưng lớn nhất hiện nay, Thú Kiểng còn là địa chỉ tin cậy cung cấp hầu hết các giống thú cưng cho những người yêu động vật trên cả nước. Riêng đối với chó cảnh, các trại của Thú Kiểng hiện đang phát triển trên 20 giống chó, trong đó tập trung mạnh nhất là các giống Poodle, Phốc Sóc (Pomeranian), Pug, Phốc Hươu, Samoyed, Alaska, Lạp Xưởng, Golden, Labrador. Ngoài ra còn có Bắc Kinh, Beagle, Corgi, Becgie, Chihuahua, Rottweiler, Doberman,….
Tất cả cún xuất chuồng tại Thú Kiểng phải đạt 2 tháng tuổi, tiêm phòng đầy đủ, đảm bảo các tiêu chí về cân nặng và sức khỏe trước khi đến tay người nuôi. Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi và hạn chế tối đa rủi ro cho khách hàng, Thú Kiểng bảo hành 15 ngày kể từ khi khách nhận được cún, áp dụng đối với mọi tỉnh thành trên cả nước.
Để được tư vấn chi tiết nhất, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0123 9853 946Hoặc tham khảo thêm thông tin về các đàn chó đang rao bán trên Thú Kiểng tại www.thukieng.com/mua-ban-cho-canh/ 
Dưới đây là một số đàn chó chuẩn bị xuất chuồng:

Các bé Phốc Sóc trắng xù cần tìm chủ yêu thương trong tháng 9/2016


Bộ sưu tập hình ảnh thú cưng cực đáng yêu !

Nếu bạn yêu thích các loài vật thì có lẽ bạn không nên bỏ qua những hình ảnh thú cưng cực đáng yêu trong bài viết này.Không chỉ đáng yêu mà còn cực kỳ hài hước, đảm bảo sẽ có nhiều bức hình khiến bạn phải cười ‘rung rốn’ và tất nhiên cũng có những hình ảnh khiến bản có cái nhìn khác về các con vật, vì lâu nay nhiều người thường nghĩ loài vật không có tình cảm.
Hình thú cưng đáng yêu
hinh-thu-cung-1hinh-thu-cung-9
Những bức hình này sẽ mang đến cho bạn những cảm nhận nhẹ nhàng về các loại vật trong những khoảnh khắc đáng yêu bất ngờ được lưu giữ.
hinh-thu-cung-2
Nhìn những chú cún, chú mèo… méo đáng yêu làm sao? Chúng có những cử chỉ hành động ngộ nghĩnh khiến bạn không thể rời mắt.
Hình ảnh thú cưng hài hước
hinh-thu-cung
Nếu những bức hình trên mang lại cho bạn những cảm nhận nhẹ nhàng thì hình thú cưng hài hước lại là những cung bậc tình cảm vui nhộn khiến bạn không thể nhịn cười.
hinh-thu-cung-4
Thật tài tình khi những khoảnh khắc đó được lưu giữ trong những bức hình dưới đây.
hinh-thu-cung-7
Bạn hãy cùng chiêm ngưỡng cùng cười với những con vật ngộ nghĩnh này nhé!
Hình thú cưng, đôi bạn cùng tiến
hinh-thu-cung-5
hinh-thu-cung-11
Để mang đến cho bạn những màu sắc mới mẻ về hình ảnh thú cưng, chúng tôi cũng sẽ mang đến bộ sưu tập những hình ảnh mới lạ về tình bạn giữa các chú thú cưng.
hinh-thu-cung-10
Những bức hình này vừa tình cảm lại vừa hài hước đáng yêu khiến người xem khó rời mắt.
hinh-thu-cung-8
Bạn cũng nhận ra được nhiều điều, nhiều giá trị về cuộc sống trong những bức hình này.
Hình thú cưng buồn bã
hinh-thu-cung-14
Thú cưng không phải lúc nào cũng đáng yêu, ngộ nghĩnh và gây cười, nhiều bức ảnh về thú cưng khiến bạn không khỏi chạnh lòng và phải rơi nước mắt.
hinh-thu-cung-12
Đó là những bức hình cảm động được ghi lại ở những khoảnh khắc vàng của các thú cưng.
hinh-thu-cung-13
Những hình ảnh chân thực về thú cưng lại khiến chúng ta không khỏi cảm động.

Lưu ý trong phong thủy khi nuôi thú cưng

Chó và chim sẽ mang đến nguồn năng lượng dương; trong khi rùa, thỏ và mèo sẽ mang đến nguồn năng lượng âm. Thỏ mang đến may mắn…


 Thú cưng được xem là phong thủy tuyệt vời nhất. Chúng tạo ra năng lượng và điều hòa dòng chảy, mang niềm vui đến ngôi nhà của bạn, giúp bạn vượt ra nỗi buồn, bệnh tật và mở cửa trái tim mình cho một tình yêu vô điều kiện. Chó và chim sẽ mang đến nguồn năng lượng dương; trong khi rùa, thỏ và mèo sẽ mang đến nguồn năng lượng âm. Thỏ mang đến may mắn, chim mang đến tin tốt lành, cá mang đến thịnh vượng và rùa mang đến sự trường thọ.
Ảnh - vietbao.vn
Sau đây là 7 lưu ý khi nuôi thú cưng mà bạn nên nhớ:
1. Giữ ngôi nhà sạch sẽ, xinh đẹp. Bạn nên rửa khay đựng thức năng và đồ chơi của chúng cẩn thận để phòng tránh trường hợp nhiễm độc.
2. Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phong thủy nên hãy cố gắng cho thú cưng được sử dụng nguồn nước sạch.
3. Đừng quên để thú cưng hít thở không khí trong lành, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cây cối thường xuyên.
4. Nếu xa nhà, hãy mở một bản nhạc không lời thật hay từ bất kỳ nền văn hóa nào và tưởng tượng thú cưng của bạn đang được yêu thương và bảo vệ.
5. Đừng bao giờ phớt lờ chúng bởi hành động này không chỉ mang đến nhiều nguồn năng lượng xấu trong nhà mà còn khiến bạn gặp xui xẻo.
6. Trong tương tác với động vật, con người nên nắm giữ vị trí chủ đạo để tạo ra cân bằng. Điều này có nghĩa thú cưng không được dùng chung đồ và không nên ngủ cùng giường với bạn (để chúng không chiếm chỗ người bạn đời tương lai của bạn). Bằng cách này, bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn và điều hòa được các nguồn năng lượng trong gia đình.
7. Nếu không muốn nuôi thú cưng trong nhà, bạn vẫn có thể có được nguồn năng lượng tốt từ động vật thông qua tương tác với các loài chim, bướm.
8. Đừng giữ tro của thú cưng trong nhà hoặc để ở ngoài sân mà thay vào đó, hãy rải ở những nơi mà lúc còn sống chúng rất yêu thích.
(Theo ione.express)

4 nguyên tắc sống còn khi nuôi thú cưng

Với những gạch đầu dòng dưới đây, bất kỳ ai cũng có thể chung sống hòa bình dưới cùng một mái nhà với những chú thú cưng bé nhỏ.
1. Cho vật nuôi tiêm chủng định kỳ, giữ vệ sinh sạch sẽ
Theo bác sĩ Phạm Thị Khương – Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, để phòng ngừa các bệnh lây truyền hay bệnh dại từ vật nuôi trong nhà, các gia đình cần cho vật nuôi tiêm phòng dại dưới sự quản lý của thú y cũng như uống thuốc diệt sán định kỳ 6 tháng/lần. Với chó, mèo con, các mẹ cũng cần tẩy giun cho chúng ngay từ khi 3 tuần tuổi, và cứ 2 tuần sau đó cần tẩy nhắc lại (lặp lại 3 lần). Nếu thấy trong phân của chó, mèo có giun sán, cần uống thuốc tẩy ngay và phải kiểm tra hàng tuần và uống thuốc hàng tháng cho đến khi phân âm tính với giun, sán.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc xử lý phân chó, mèo. Phân chó, mèo cần phải được xử lý sạch sẽ càng sớm càng tốt, phòng khi trẻ không may tiếp xúc. Cách tốt nhất là nên huấn luyện chó, mèo đi vệ sinh đúng nơi quy định cũng như hạn chế tối đa việc cho trẻ chơi ở những nơi có thể có phân của chó, mèo. Tương tự, để tránh nhiễm giun, sán, trước khi ăn, trẻ cần phải rửa tay sạch sẽ và tuyệt đối tránh ăn thịt chó, mèo còn tái…
           Thường xuyên vệ sinh, tắm cho chó để hạn chế vi khuẩn, giun sán
2. Không để trẻ chơi đùa một mình với thú cưng
Để giữ cho trẻ và thú nuôi an toàn, người lớn nên có mặt khi trẻ và thú nuôi ở cùng nhau. Thực tế, không quan trọng kích cỡ của vật nuôi hoặc đứa trẻ như thế nào, trẻ luôn luôn có nguy cơ bị vật nuôi cắn hoặc tấn công. Trẻ em thường bị chú chó trong gia đình hoặc một chú chó của một ai đó mà trẻ biết cắn. Do đó, để giảm thiểu rủi ro, hãy luôn luôn chủ động giám sát khi trẻ ở gần chó, mèo.

Nếu bạn bận việc, không thể quan sát trẻ và thú nuôi, hãy đảm bảo rằng bạn thú nuôi không ở gần trẻ. Để con đỡ buồn, hãy cho bé một món đồ chơi.

3. Dạy trẻ cách chơi đùa với thú cưng
Đừng nghĩ rằng những vật nuôi trong nhà bạn hiền lành, vô hại. Chúng cũng là vật sống và có các giác quan như con người. Chúng cũng biết vui, buồn và tức giận. Do đó, người lớn nên dạy cho trẻ biết lúc nào nên chơi đùa với thú cưng, lúc nào nên tránh chơi đùa.
     Dạy cho trẻ cách chơi với thú nuôi một cách thân thiện
Một số trẻ có cách chơi rất thô bạo như cầm gậy hoặc những đồ cứng đánh chó, hoặc lấy tay bịt mồm chó,... điều này là rất nguy hiểm. Bố mẹ hãy dạy con phải phải đối xử nhẹ nhàng với vật nuôi, cho con biết làm đau con vật cũng sẽ khiến con vật bị tổn thương. Nếu trẻ muốn ôm vật nuôi, nhắc con đừng ôm chúng quá chặt. Bố mẹ có thể làm mẫu cho trẻ cách chạm vào con chó và những bộ phận cơ thể nào của nó để vuốt ve là tốt nhất. Sau đó, nắm tay của trẻ và hướng dẫn trẻ làm điều tương tự.

Bất cứ ai cũng sẽ tức giận nếu bị người khác trêu trọc, nghịch phá lúc đang ăn hoặc đang ngủ, vật nuôi cũng có cảm giác như vậy. Do đó, hãy cho con biết không bao giờ được tiếp cận một chú chó lúc nó đang ăn hay đang ngủ nhé.

Một số trẻ khi bị vật nuôi cắn thường không dám nói với người lớn vì sợ bị mắng. Điều này rất không nên bởi nếu vết cắn không được phát hiện và xử lý kịp thời, trẻ có thể gặp nguy hiểm. Bố mẹ hãy chỉ cho con biết bị chó, mèo cắn nguy hiểm như thế nào và khuyến khích con trong trường hợp bị chó, mèo tấn công thì nói cho bố mẹ biết.

4. Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn
Nếu trẻ bị vật nuôi cắn, đặc biệt là chó, cha mẹ cần bình tĩnh tránh cho bé bị hoảng sợ, lo lắng. Vẫn theo bác sĩ Khương, nếu trẻ bị chó, mèo cào, cắn, cha mẹ phải rửa, dội thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước lọc và lau khô, sát trùng vết thương bằng các thuốc sẵn có như: cồn, cồn iôt, Ete... Với những vết thương ở chân, tay…, tránh khâu vết thương từ sớm. Riêng vết thương ở đầu, mặt cần đưa đến cơ sở y tế ngay vì đây là vùng gần hệ thần kinh trung ương nên dễ xảy ra biến cố.

Ngoài ra, theo bác sĩ Khương, một việc không được quên đó là cần phải theo dõi vật nuôi xem trong vòng 10 ngày chúng có biểu hiện bệnh dại hay không. Thông thường, thời gian ủ bệnh dại trung bình là từ 20-60 ngày, nhưng cũng có trường hợp lên tới cả năm. Trước khi phát bệnh dại, người bệnh sẽ có biểu hiện: lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn, do đó, cha mẹ cần đặc biệt theo dõi các biểu hiện của trẻ trong thời gian này.

Về vấn đề có nên tiêm phòng dại cho trẻ ngay sau khi bị cắn hay không, bác sĩ Khương cho rằng: huyết thanh kháng dại chỉ nên dùng trong các trường hợp bị cắn nặng như: vết cắn rộng, sâu, nhiều vết cắn, bị cắn ở đầu, mặt, cổ, tay bởi một con vật có biểu hiện dại. Các trường hợp còn lại, lúc đầu, có thể chỉ cần tiêm phòng uốn ván và uống kháng sinh, sau đó phải theo dõi vật nuôi để quyết định có cần thiết phải dùng vắc-xin kháng dại hay không. Với trường hợp con vật cắn đã bỏ đi, hoặc bị giết chết… thì tốt nhất là cũng nên tiêm phòng dại để đề phòng tai biến.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tiến (Phòng khám thú y Happy Pet): Đối với những gia đình thích nuôi chó, chó mới mua về nên được rèn luyện một cách nghiêm khắc, khi thấy chó có biểu hiện muốn cắn người, không được tiếp tục đùa giỡn, tốt nhất không nên đùa giỡn với chó để tránh những hành động bắt chước. Ngoài ra, gia đình có thể nghiên cứu thêm các cuốn sách dạy nuôi chó, huấn luyện chó để có những biện pháp hợp lý, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ nhỏ.